Làm Giàu Nhờ Trồng Trầm Hương Làm Giàu Từ Trầm Hương, Chờ “Sâu Đục Thân” Để Làm Giàu
Hạ sơn, trồng trầm
Cây trầm hương có tên khoa học là Aquilaria Crassma Pirre et Lecome, được dân xứ Quảng gọi là cây gió bầu, cây tóc. Những thập niên 70, 80 của thế kỷ XX, hàng ngàn người dân tứ xứ đã đổ về vùng núi non hiểm trở ở các tỉnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên, trong đó có Quảng Nam để khai thác trầm trái phép. Nhiều câu chuyện ly kỳ xung quanh những cái chết bi ai cũng như những chuyến hàng trúng đậm kỳ nam đã làm cho nhiều người dân, nhất là các vùng núi Quảng Nam háo hức lên rừng. Sau này, rừng thưa vắng trầm, dù có lúc có nơi, thỉnh thoảng có một vài người “vô mánh” như ở Đại Lộc, Phú Yên vừa qua, nhưng con số này cũng không nhiều.
Bạn đang xem: Trồng trầm hương làm giàu
Vườm ươm Trầm Hương Kỳ Nam - Trầm Hương Đại Phát
Núi rừng hết trầm, cũng là lúc dân chuyên nghề khai thác trầm nghĩ ra cách đưa cây gió rừng về nhà trồng, chăm sóc và tạo trầm cho cây gió. Ở làng Trung Phước, xã Quế Trung, huyện Quế Sơn (Quảng Nam) nhiều người cũng hạ sơn về làng và phát triển nghề trồng gió bầu, trở thành triệu phú hợp pháp mà không phải nhọc nhằn băng rừng, lội suối, đối diện với bao bệnh tật hiểm nguy. Những cây gió bầu tuổi đời cao đã cho ra hạt. Người dân lại lấy hạt này đem ươm. Và thêm một nghề ươm trồng cây gió đã làm cho một số người đi tiên phong trong lĩnh vực này trở thành triệu phú lúc nào không hay. Bây giờ, ở hầu hết các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, đâu đâu cũng dễ dàng bắt gặp người dân trồng gió con.Tạo trầm trên cây gió vườn
Đây là việc làm hết sức công phu, tỉ mỉ rất ít người biết được thủ thuật. Thông thường cây gió trong vườn trồng từ 10 - 15 năm thì bắt đầu tạo trầm. Ban đầu người có nghề thử tạo trầm cho cây gió bằng cách đóng vào thân cây những mảnh sắt để tạo ra các “vết thương lòng” trong cây gió, buộc nó nphải tiết ra chất “kháng sinh” để khống chế vật lạ nằm trong thân. Quả nhiên, cách làm này có công hiệu khi những cây gió phản kháng mảnh liệt với “vật thể lạ” và đã có người thu được ít trầm từ cách làm thủ công này, tuy trầm kết tụ không nhiều và chất lượng cũng chỉ ở mức... làng nhàng! Không bỏ cuộc, dân xứ Quảng tiếp tục hàng loạt cuộc nghiên cứu, thử nghiệm qua nhiều năm liên tục. Cuối cùng họ đã thu được kết quả khả quan nhờ tạo trầm bằng phương pháp tác động sinh học. Từ đây, việc tạo trầm trên cây gío bầu dễ dàng hơn, kỹ thuật tạo trầm theo ý muốn và thời gian lấy trầm cũng được rút ngắn đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho dân trồng gío bầu ở Quảng Nam.
Xem thêm: Cách làm vòng tay trầm hương bền và lên nước đẹp, quy trình tiện vòng tay trầm hương việt nam
Đến nay, kỹ thuật tạo trầm đã được nâng lên một bước đáng kinh ngạc. Trên cây gió 10 - 15 năm, người ta đục thành dãy thẳng hàng quanh thân cây với mật độ vừa phải để tạo trầm. Một chuyên gia cho biết, một người có “đẳng cấp” phải biết đục lỗ vừa phải, sao cho cây không chết và tạo trầm chất lượng... Theo kinh nghiệm của dân Quảng, gió bầu sống trên vùng đất khô cằn, nắng gió dứt khoát cho trầm. Nếu không xử lý để tạo được trầm thì bán gỗ làm nhang cũng “rủng rảng” tiền hơn các loại cây khác. Một cây gió tuổi đời từ 7 - 8 năm đã có thể “gá” cho thương lái để họ tuỳ nghi sử dụng (tạo trầm, khai thác) với giá từ 10 - 12 triệu đồng/cây
Thương hiệu từ trầm hương
Ảnh tham khảo tại : Trầm Hương Đại Phát
Trầm hương là một vị thuốc quý được dùng để chữa trị nhiều căn bệnh như hen suyễn kinh niên, bí tiểu, đầy bụng, phù thủng... Trầm hương cũng chiếm vị trí quan trọng trong ngành sản xuất mỹ phẩm cao cấp. Tinh dầu trầm hương có tác dụng giữ mùi hương trong nước hoa và phấn sáp thơm lâu. Thân cây mềm, nhẹ, dai cũng được dùng để sản xuất giấy thơm cao cấp. Chính vì công dụng quá ư nhiều và hữu hiệu này, nên giá trầm hương cũng “đội sổ”. Trầm hương loại 1 có giá trên 6.000 USD/kg, tinh dầu trầm xuất khẩu ở mức từ 7.000 - 8.000 USD/lít. Theo anh Lê Hải Hùng - Giám đốc Công ty cổ phần trầm hương Quế Sơn (Quảng Nam) có địa chỉ đặt tại làng Trung Phước, xã Quế Trung, hiện cây gió bầu đang được tận dụng tối đa để làm ra những sản phẩm trầm hương chất lượng.
Ngoài các sản phẩm truyền thống như hương trầm, giác trầm cao cấp... ở xứ quảng đang hình thành một nghề mới cũng từ trầm - đó là nghề trầm cảnh. Những thân cây gió sau khi tạo trầm, khai thác được những người thợ lành nghề cắt tỉa, tạo dáng... biến thành những sản phẩm trang trí cao cấp với giá cũng trên trời! Theo anh Lê Hải Hùng, một cây trầm cảnh có giá từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng đang được các gia đình khá giả mua về để vừa làm vật trang trí, vừa chống gío độc, trừ tà ma...
English
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể|Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Làm giàu nhờ trồng cây dó bầu
Trên trang trại rộng hơn 20 ha, trước đây gia đình ông Nguyễn Cảnh ở xã Cát Trinh, huyện Phù Cát chỉ trồng các loại cây như điều, keo, mì…, hiệu quả kinh tế không cao. Từ khi chuyển dần sang trồng cây dó bầu để sản xuất trầm hương, kinh tế gia đình chuyển biến khá hẳn lên. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, đến nay, vườn cây dó bầu của gia đình ông trở thành tài sản lớn.
Ông Cảnh cho biết: Giá trị của dó bầu phụ thuộc vào tuổi đời và lượng trầm trong thân cây. Cây càng già, trầm càng nhiều thì giá càng cao. Giá một cây dó bầu trưởng thành hiện dao động từ 5 triệu đồng đến vài chục triệu đồng. Tôi có 8 ha với hơn 1.000 cây dó bầu, phần lớn trong số đó đã tạo trầm hương, đang chờ thu hoạch. Nếu bán hết số dó bầu trên một lúc, tôi sẽ thu về hàng chục tỷ đồng. Rừng dó bầu của tôi có chất lượng cao hơn thông thường còn là nhờ tôi và con trai đã thử nghiệm và áp dụng thành công phương pháp tạo trầm hữu cơ sinh học, thân thiện với môi trường.
Ông Nguyễn Cảnh (thứ hai trái sang) giới thiệu quy trình tạo trầm cho cây dó bầu. Ảnh: M.K |
Dẫn chúng tôi đi tham quan rừng dó bầu, ông Cảnh giải thích thêm về những con số màu đỏ trên các thân cây: Con số trên cây dó bầu tương ứng với hồ sơ của cây đó với đầy đủ các thông tin như tuổi đời của cây, chu kỳ khai thác, chế độ chăm sóc… Mình phải theo dõi sát từng cây, khi đó mới đạt hiệu quả cao. Trầm thường xuất hiện nhiều ở các cây già cỗi, u bướu hoặc có tác động từ tự nhiên, thường ở gốc rễ và đoạn thân trên 3 m. Để tạo trầm bằng phương pháp nhân tạo, người trồng phải tạo vết thương lên cây dó. Cách thức, kỹ thuật tạo trầm như thế cũng khá phổ biến và tự mỗi người sẽ điều chỉnh sao cho phù hợp với mỗi cây dó bầu.