Trầm Hương Phụng Vụ - Xông Hương Trong Nhà Thờ, Xông Nhà, Xông Phòng

-
I. Hương trong Kinh Thánh, ý nghĩa thần học, lịch sử và nghi thức
II. Nghi thức xông hương trong thánh lễ

I. Hương trong Kinh Thánh, ý nghĩa thần học, lịch sử và nghi thức

Một số bạn trẻ hỏi: xông hương trong Thánh lễ là khi nào và xông như thế nào trong thánh lễ? Khi cử hành thánh lễ ở nhiều nơi, vị chủ tế hay thừa tác viên giúp lễ đã thực hiện nghi lễ xông hương khác nhau.

Bạn đang xem: Trầm hương phụng vụ

Điều đó đã gây ra nhiều thắc mắc cho những người trẻ, thậm chí cho cả các tu sĩ, chủng sinh và linh mục. Sách Lễ Roma được Đức Thánh Cha Gioan Paolo II chấp thuận những điểm tu chính và chuẩn nhận ấn bản mẫu năm 2002, tái bản lần III tính từ sau Công Đồng Chung Vaticano II.

Trong sách đó số 276 và số 277 thuộc Quy Chế Tổng Quát quy định nghi thức xông hương trong thánh lễ. Bài viết này dựa vào 2 số nói trên, mong giải đáp phần nào thắc mắc của các bạn trẻ về nghi thức này. Vậy trước khi muốn biết xông hương khi nào và xông hương như thế nào trong thánh lễ cũng nên biết hương được nói đến trong Kinh Thánh, ý nghĩa thần học và vài nét lịch sử của nó trong phụng vụ.

*

1. Hương được nói đến trong Kinh Thánh

Thời cựu ước, Giavê Thiên Chúa ra lệnh cho Môsê xây một bàn thờ đặc biệt dành riêng để dâng hương thờ phượng Ngài. Sách Xuất Hành chương 30 ghi lại rằng: “Ngươi sẽ làm một bàn thờ để đốt hương; ngươi sẽ làm bằng gỗ keo.

*
Vòng tay trầm hương mặt thánh giá – Một sản phẩm từ Trầm hương Xứ Quảng

Hương án đó sẽ dài nửa thước, rộng nửa thước – nghĩa là hình vuông – và cao một thước; các góc hình sừng làm thành một khối với hương án… Trên đó, A-ha-ron sẽ đốt hương thơm: sáng nào, ông ấy cũng đốt hương thơm khi chuẩn bị dầu đèn, và lúc A-ha-ron thắp đèn lên vào chập tối, ông ấy cũng sẽ đốt hương thơm: đó là hương vĩnh viễn dâng trước nhan Ðức Chúa qua mọi thế hệ của các ngươi” (Xh 30, 1-2, 7-8).

Hương được đặt trên lễ vật toàn thiêu tại bàn thờ như là việc dâng hy lễ tưởng niệm. “hương thơm êm dịu dâng lên Chúa” (x. Lv 2). Sau này, trong đền thờ Giêrusalem, vào ngày lễ xá tội vị thượng tế vén tấm màn ngăn đi vào nơi cực thánh để đốt cháy 2 nắm hương bột có mùi thơm. Lúc bấy giờ khói hương dày đặc và hương thơm tỏa khắp nơi cực thánh, trong đó có đặt hòm bia giao ước (x. Lv 16, 12-13).

Tại Israel, người ta xông hương cho những người, những đồ vật và những nơi dành riêng cho việc thờ phượng Thiên Chúa duy nhất. Tất cả họ tham gia vào việc thờ phượng Thiên Chúa, họ được mời gọi loan truyền hương thơm tinh thần êm dịu: “các ngươi hãy nghe, các con trai thánh … các ngươi hãy tỏa như hương trầm thơm tho tốt lành” (Hc 39,13-14).

Xông hương buộc thực hiện trong tôn giáo của người Israele nhưng các ý nghĩa biểu tượng thì xuất hiện muộn hơn, kể cả trong phụng vụ Kitô giáo, trước hết là trong giáo hội Đông phương

Trong tin mừng Matthêu, đã miêu tả lòng sùng kính đối với Chúa Giêsu Hài Đồng của các đạo sĩ, người ta gọi họ là 3 vua. Họ đến từ vùng đất Đông Phương xa xôi để gặp vua dân Do Thái. Họ dâng cho Ngài những thứ quý giá đựng trong hộp, là: vàng, mộc dược và nhũ hương (x. Mt 2, 11).

Thánh Phaolô huấn dụ tín hữu Kitô rằng: “Tôi nài van anh em, trong tình thương của Thiên chúa: hãy hiến dâng toàn thân và đời sống anh em như hy lễ thánh thiện, thơm tho lên cùng Thiên chúa” (Roma 12, 1).

Theo thánh Paolo, tất cả các tín hữu, với chứng tá đức tin của mình họ làm lan tỏa trên thế giới hương thơm của Đức Kitô và dâng lên Chúa Cha “trong hiến lễ thơm tho diệu vợi” (x. 2 Cor 2,14-16; Ef 5,2).

2. Ý nghĩa thần học

Thánh Vịnh 142 câu 2 nói việc xông hương là dấu chỉ diễn đạt sự cung kính và như lời nguyện cầu dâng lên Thiên Chúa:“Ước chi lời con nguyện như hương trầm bay toả trước Thánh Nhan, và tay con giơ lên được chấp nhận như của lễ ban chiều” (Tv 141, 2).

Con người nối kết với Thiên Chúa và thờ phượng Đấng Tối Cao qua các lễ nghi. Các lễ nghi đó được diễn đạt và thể hiện qua các biểu tượng, những dấu hiệu, những cử chỉ vật lý trong lãnh vực của con người.

Việc thờ phượng Thiên Chúa được diễn đạt không chỉ trong tâm hồn nhưng cả ngoài thể xác. Mùi thơm êm dịu của trầm hương, chắp tay, cúi đầu… chúng làm cho người ta cảm nhận và dễ dàng đi vào bầu khí của mầu nhiệm thánh đang cử hành.

Lý thuyết của việc xông hương có một dấu hiệu đặc thù hy tế như của lễ toàn thiêu. Đốt hương, xông hương giống như việc đốt cháy một vật quý giá với ý hướng dâng hiến nó cho Thiên Chúa.

Khói hương trầm thơm bay lên gợi lại không gian đền thờ Giêrusalem nơi người ta thờ phượng Giavê Thiên Chúa, với Ngài người ta dâng tế vật toàn thiêu cùng với hương thơm êm ái. Ý nghĩa này hiển nhiên vẫn còn đầy đủ nội dung trong nghi thức dâng hiến lễ vật và xông hương trong thánh lễ.

*
Tượng Đức Mẹ trầm hương đặt trong xe hơi

3. Vài nét lịch sử về việc dùng hương trong phụng vụ

Tại dân ngoại, hương được đốt cháy trước những tượng ảnh của các vị thần hay trước hoàng đế để nhìn nhận và tôn kính họ. Trong những thế kỷ đầu của kitô giáo, đông đảo các tín hữu bị tử đạo vì đã từ chối thực hiện những cử chỉ sùng bái hoặc xông hương cho hoàng đế hay ngẫu tượng.

Những sức mạnh lôi cuốn không hay từ những cuộc bách hại đạo hay những cuộc bắt bớ các tín hữu đi lưu đày, để phân biệt giữa kitô giáo và dân ngoại, việc dùng hương trong phụng vụ bị bãi bỏ hoàn toàn.

Tuy nhiên việc dùng hương được phục hồi sau khi hoàng đế Constantino ra chỉ dụ Milano năm 313 công nhận đạo kitô hợp pháp, chấm dứt các cuộc thảm sát các kitô hữu trong toàn đế quốc và bắt đầu sự suy tàn của dân ngoại.

Tại Roma người ta không dùng bình hương, đỉnh hương hay cây hương như ở đông phương mà sử dụng một ít hương trong một cái hộp thích hợp để tỏa mùi thơm.

Thế kỷ thứ tư (thời kỳ vàng của phụng vụ), những cuộc hành hương Egeria nổi tiếng đến viếng Mộ Thánh tại Giêrusalem, đã mô tả sự phát triển của phụng vụ.

Xem thêm: Nghề Phù Hợp Cho Người Trầm Tính Nên Học Ngành Gì, Người Trầm Tính Nên Làm Nghề Gì

Mỗi khi cộng đoàn “hát 3 thánh vịnh thì 3 lần dùng bình hương xông bên trong Mộ Thánh, và như thế tất cả vương cung thánh đường Mộ Thánh tràn đầy mùi hương thơm” (Nhật Ký Hành Hương 24, 10) <1>.

Việc xông hương trọng thể nơi Đức Kitô được an táng và đã phục sinh đã duy trì và về sau được ghi vào trong sách nghi lễ của các giám mục. Tập tục xông hương nơi Mộ Thánh gợi lại hình ảnh mấy phụ nữ mang dầu thơm đến để ướp xác Chúa nhưng trái lại họ đã được thiên thần báo cho hay Chúa đã Phục Sinh Vinh Quang (x. Mc 1,6).

Việc xông hương lễ vật được đưa vào trong phụng vụ Carolingia (thời Charlemagne) từ thế kỷ thứ IX và thực sự đưa vào phụng vụ Roma từ thế kỷ XI.

Trong các Sách Lễ Nghi Rôma cổ có quy tắc chặt chẽ, ấn định việc dùng hương trong các thánh lễ, đặc biệt trong các lễ kính và lễ trọng không thể thiếu việc xông hương. Nhưng trong sách lễ “Missale Romanum” các ấn bản được ban hành sau Công Đồng Chung Vaticano II thì việc dùng hương được mở rộng và tự do.

Việc mở rộng và tự do dùng hương trong phụng vụ đã có giai đoạn người ta hiểu và áp dụng chưa đúng với tinh thần của Công Đồng do việc dịch những ẩn ý của các chỉ dẫn chữ đỏ trong sách phụng vụ.

Trước khi biết xông hương khi nào và xông hương như thế nào cũng nên biết: hương được nói đến trong Kinh thánh như thế nào, ý nghĩa thần học và vài nét lịch sử của nó trong phụng vụ.
*

*

Lm. Giuse Thiện
Tĩnh
Trích Bản tin Hiệp
HĐGMVN

Tham chiểu và chủ thích:

<1> Eg
Eria, Diario Di Viaggio, Paolile Editoriale
Libri, Rôma 21999, (24,10).

<2> Missale Romanum, Typis Vaticanis 3MMII, 4; http://www.ewtn.com/library/CURIA/cdwl-grm.htm

<3> Missale
Romanum, Missale Romanum, Institutio
Generalis Missalis Rômani 276, Typis Vaticanis 3MMII, tr 63.

De incensatione

Thurificatio seu incensatioreverentiam exprimit et orationem, ut in Sacra Scriptura significatur (cf. Ps. 140, 2; Apoc. 8, 3). Incensum ad libitum adhiberi potest in qualibet forma
Missae:

a. duranteprocessione ingressus;

b. initio Missae, adcrucem et altare thurificandum;

c. ad processionemet ad proclamationem Evangelii;

d. pane et calicesuper altare depositis, ad thurificanda oblata, crucem et altare, necnonsacerdotem et populum;

e. ad ostensionemhostiae et calicis post consecrationem”.

<4> Missale
Romanum, Missale Romanum, Institutio
Generalis Missalis Rômani 277, Typis Vaticanis 3MMII, tr 64.

“Sacerdos, cumincensum ponit in thuribulum, illud benedicit signo crucis, nihil dicens. Anteet post thurificationem fit pro- funda inclinatio personae vel rei quaeincensatur, altari et obla- tis pro Missae sacrificio exceptis.

Tribus ductibusthuribuli incensantur: Ss.mum Sacramentum, reliquia sanctae Crucis et imagines
Domini publicae veneratio- ni expositae, oblata pro Missae sacrificio, cruxaltaris, Evange- liarium, cereus paschalis, sacerdos et populus.

Duobus ductibusincensantur reliquiae et imagines Sanctorum publicae venerationi expositae, etquidem initio tantum celebrationis, cum incensatur altare.

Altare incensatursingulis ictibus hoc modo:

- si altare est apariete seiunctum, sacerdos illud circumeundo incensat;

- si vero altarenon est a pariete seiunctum, sacerdos transeun- do incensat primo partemdexteram, deinde partem sinistram.

Crux, si est superaltare vel apud ipsum, thurificatur ante altaris incensationem, secus cumsacerdos transit ante ipsam.

Oblata incensatsacerdos tribus ductibus thuribuli, ante incensationem crucis et altaris, velsignum crucis super oblata thuribulo producens”.

<5> Có nơi gọi làba cú, mỗi cú hai lắc.

<6> Lắc bình hươngvề phía đối tượng được xông. Trong Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma không ấn địnhmấy lần lắc bình hương, nhưng thực hành trong các thánh lễ đại triều tại Rômathường chủ tế lắc hai lần.