Quê hương là điệp từ hay điệp ngữ và chỉ ra các điệp ngữ đó, just a moment
– Chỉ ra các từ ngữ được dùng lặp lại trong mỗi đoạn thơ.– Mỗi từ ngữ được dùng lặp lại trong các đoạn thơ có tác dụng gì?+ Nhấn mạnh+ Liệt kê+ Khẳng định
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 57 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Đọc các đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:
a.
Bạn đang xem: Quê hương là điệp từ hay điệp ngữ
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay...
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng Bảy
Có mưa tháng Ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng Sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cả cờ....
Trần Đăng Khoa
b.
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bắt ngắt
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
Nguyễn Đình Thi
– Chỉ ra các từ ngữ được dùng lặp lại trong mỗi đoạn thơ.
– Mỗi từ ngữ được dùng lặp lại trong các đoạn thơ có tác dụng gì?
+ Nhấn mạnh
+ Liệt kê
+ Khẳng định
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các đoạn thơ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a.
- Các từ ngữ dùng lặp lại :
+ Hạt gạo làng ta => Tác dụng : Nhấn mạnh
+ Có…. => Tác dụng : Liệt kê
b.
- Các từ ngữ dùng lặp lại :
+ Của chúng ta => Tác dụng : khẳng định
+ Đây => Tác dụng : Nhấn mạnh
+ Những…. => Tác dụng : Liệt kê
Ghi nhớ
Điệp từ, điệp ngữ là cách sử dụng lặp lại từ ngữ trong câu hay đoạn văn, đoạn thơ để nhấn mạnh, để liệt kê hoặc để khẳng định,...
Sử dụng điệp từ, điệp ngữ sẽ làm nổi bật ý, tạo sự nhịp nhàng cho câu, đoạn văn, đoạn thơ.
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 57 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Tìm và nêu tác dụng của điệp từ, điệp ngữ trong mỗi đoạn thơ, bài ca dao sau:
a.
Hôm nay bé hỏi mẹ
Tiếng gì là hay nhất?
Tiếng mưa rơi tí tách?
Tiếng gió lao xao hè?
Tiếng cạch cửa bố về?
Tiếng đàn ngân nga hát?
Tiếng đũa và tiếng bát?
Tiếng đầm ấm bữa cơm?
Phạm Thanh Vân
b.
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhuỵ vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Ca dao
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các đoạn thơ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a.
- Điệp ngữ: Tiếng….?
=> Tác dụng: Liệt kê
b.
Xem thêm: Trầm cảm ăn gì - 8 loại thực phẩm chống khủng hoảng
- Điệp từ: nhụy vàng, bông trắng, lá xanh, bùn
=> Tác dụng: nhấn mạnh vào vẻ đẹp đặc biệt của hoa sen, khiến cho hình ảnh này trở nên càng rõ ràng và đẹp đẽ hơn.
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 57 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Thực hiện yêu cầu:
a. Thay các □ trong đoạn thơ sau bằng một từ phù hợp có trong dòng thơ đầu tiên:
Long lanh trên lá
Là giọt sương mai
□ đầu ngày
Là tia nắng sớm
□ đất ấm
Là giọt mưa gieo
□ bên đèo
Là con suối nhỏ.
Theo Nguyễn Lãm Thắng
b. Tìm các điệp từ trong đoạn thơ đã hoàn thiện và nêu tác dụng của các điệp từ đó.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các đoạn thơ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a.
Long lanh trên lá
Là giọt sương mai
Thức dậy đầu ngày
Là tia nắng sớm
Làm cho đất ấm
Là giọt mưa gieo
Nằm im bên đèo
Là con suối nhỏ.
b. Các điệp từ và tác dụng:
- Là => Tác dụng: Liệt kê các sự vật được miêu tả, làm nổi bật ý, tạo sự nhịp nhàng cho đoạn thơ.
Home→Blog→Các Bài Giảng Trong Lớp→Bài Giảng - Lớp Sáu (2015-2016)→Biện Pháp Điệp Từ – Điệp NgữBiện Pháp Điệp Từ – Điệp Ngữ
1. Thế nào là điệp ngữ?
Điệp ngữ là việc lặp lại nhiều lần một từ, một cụm từ hoặc cả câu trong một khổ thơ, một đoạn văn hay trong một bài thơhay một bài văn.
2. Các hình thức điệp ngữ
a) Lặp từ, cụm từ, câu nhằm tạo ra sự nhấn mạnh
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền trôi thấp thoáng cánh buồn xa xa,
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu.
Buồn trông ngọn cỏ dầu dầu,
Chân mây mặt nước một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh,
Tiếng mưa sầm sập vây quanh chỗ ngồi
từ "buồn trông" được lặp đi lặp lại là 1 điệp ngữ để làm nổi bật nỗi buồn của Thúy Kiều.
b) Lặp từ, cụm từ, câu nhằm tạo ra sự liệt kê
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát….
Có bão tháng bẩy
Có mưa tháng ba
(Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa)
Việc lặp lại nhiều lần từ có trong bài là sự liệt kê những chất làm nên hạt gạo và giúp người đọc thấy được: để làm ra hạt gạo trong thời chiến tranh thật là khó. Cây mạ được cấy xuống không chỉ có phù sa màu mỡ, có hương được chắt lợ cái tinh túy của đất trời, có sự tảo tần sớm hôm của người nông dân mà còn có cả những thiên tai và tàn phá.
c) Lặp từ, cụm từ, cả câu nhằm tạo sự khẳng định
VD: Phượngkhông phảilà một đóa,không phảivài cành, phượng đây làcảmột loạt,cảmột vùng,cảmột góc trời đỏ rực…Cách sử dụng điệp ngữ trong câu văn trên có tác dụng khẳng định số lượng hoa phượng ở đây là nhiều vô kể…
3. Thực Hành
1. Hãy chỉ ra những điệp ngữ trong đoạn thơ, đoạn văn sau và nêu tác dụng của những điệp ngữ đó. ( Nhằm nhấn mạnh ý gì, hoặc gợi cảm xúc gì cho người đọc?)
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, rông nắng, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời êm bể lặng mới yên tầm lòng(Đi cấy – Ca dao)
2. Điền những từ thích hợp vào ô trống để tạo thành những câu văn có dùng điệp ngữ a) Làng quê tôi tràn ngập màu xanh:……….rất non tơ của đồng lúa,……….thật đậm đà của bãi ngô,……….đến mượt mà của thảm cỏ.b) Hoa hồng ……gần, hoa huệ …….xa, hoa nhài……đây đó. hương thơm tỏa lan khắp vườn.
3. Viết lại những câu văn sau có dùng điệp ngữ nhằm nhấn mạnh và gợi cảm xúc cho người đọc:a) Tôi yêu căn nhà đơn sơ, khu vườn đầy hoa thơm trái ngọt và cả lũy tre thân mật làng tôi.– >Tôiyêucăn nhà đơn sơ,yêukhu vườn đầy hoa thơm trái ngọt vàyêucả lũy tre thân mật làng tôi.b) Bức tranh buổi sớm trên quê hương tôi đẹp quá! đến mê hồn!– >
c) Tôi lớn lên bằng tình thương của bố, của mẹ, của bà con xóm giềng nơi tôi ở.– >
4. Tập viết đoạn văn có sử dụng điệp ngữHãy viết một đoạn văn miêu tả trong đó có sử dụng điệp ngữ+ Đoạn văn tả cây ăn quả:
+ Đoạn văn nói về tình cảm bạn bè:
Posted in Bài Giảng - Lớp Sáu (2015-2016), Các Bài Giảng Trong Lớp
Tagged không, trong, và, yêupermalink