Những dạng trầm cảm có mấy giai đoạn phát triển? các loại bệnh trầm cảm thường gặp
Trầm cảm là căn bệnh phổ biến, có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được quan tâm, điều trị. Trầm cảm có nhiều cấp độ khác nhau tương ứng với các triệu chứng nặng, nhẹ. Vậy trầm cảm có mấy giai đoạn, làm thế nào để điều trị tình trạng này?
1. Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là một tình trạng bệnh lý của cảm xúc, biểu hiện bằng quá trình ức chế hoạt động tâm thần. Trầm cảm điển hình thường có các biểu hiện như: Khí sắc trầm, mất đi mọi sự quan tâm hoặc thích thú, giảm năng lượng dẫn tới tăng mệt mỏi và giảm hoạt động,... tồn tại ít nhất 2 tuần. Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác của trầm cảm như: Giảm sự tập trung chú ý, giảm lòng tự tin và tính tự trọng, ý tưởng tội lỗi và không xứng đáng, bi quan với tương lai, có suy nghĩ hoặc hành vi tự tổn hại cơ thể, rối loạn giấc ngủ, ăn không ngon miệng,...
Bạn đang xem: Những dạng trầm cảm
Trầm cảm gây ra bởi nhiều nguyên nhân, thường là: Trầm cảm nội sinh, trầm cảm tâm sinh và trầm cảm thực tổn.
2. Các giai đoạn trầm cảm
Trầm cảm có mấy giai đoạn? Các giai đoạn của trầm cảm được phân loại dựa trên các yếu tố như: Triệu chứng bạn gặp phải, mức độ nghiêm trọng, tần suất xuất hiện của chúng. Một số loại bệnh trầm cảm nhất định có thể gây tăng đột biến về mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
2.1 Trầm cảm giai đoạn 1 - cấp độ 1 (trầm cảm nhẹ)
Trầm cảm nhẹ thường có biểu hiện là cảm giác buồn bã tạm thời. Những triệu chứng này có thể xảy ra trong nhiều ngày, gây ảnh hưởng tới các hoạt động bình thường của bạn. Một số triệu chứng trầm cảm nhẹ gồm:
Có cảm giác tội lỗi, tuyệt vọng;Tự ti;Mất hứng thú với những hoạt động mà trước đây bạn thích;Khó tập trung khi làm việc;Thiếu động lực;Không muốn giao tiếp với người khác;Mệt mỏi;Thay đổi cảm giác thèm ăn;Thay đổi cân nặng.Những triệu chứng chung về mặt tâm lý ở giai đoạn trầm cảm này thường nhẹ, ít được chú ý. Đặc biệt, người bị trầm cảm còn có thể cảm thấy những triệu chứng về mặt thực thể như: Đau nhức khắp cơ thể, đau khớp, khó thở, mệt tim, hồi hộp,... Điều này có thể khiến bạn nghĩ rằng mình đang mắc bệnh gì đó và đi khám bác sĩ nhưng lại không tìm ra nguyên nhân. Thực tế, đó là biểu hiện của trầm cảm.
Trầm cảm nhẹ có thể được kiểm soát mà không cần dùng tới thuốc. Đó là các biện pháp như: Điều chỉnh lối sống, biện pháp đối thoại, sử dụng men vi sinh chống trầm cảm, các sản phẩm hỗ trợ như thảo dược,... Tuy nhiên, nếu không can thiệp thì trầm cảm cấp độ 1 không tự biến mất, có thể tiến triển thành các dạng nặng hơn.
Nếu các triệu chứng trên kéo dài, xuất hiện trung bình 4 ngày/tuần liên tục trong vòng 2 năm thì có thể bạn đang mắc chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng. Lúc này, bạn cần nhờ tới sự trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa sức khỏe tâm thần.
2.2 Trầm cảm giai đoạn 2 - cấp độ 2 (trầm cảm vừa)
Với câu hỏi trầm cảm có mấy giai đoạn tiến triển thì giai đoạn 2 được phát triển từ giai đoạn 1. Trầm cảm vừa có những biểu hiện tương tự trầm cảm nhẹ nhưng mức độ nặng hơn. Ngoài ra, trầm cảm giai đoạn 2 còn có thể gây ra các vấn đề như:
Dễ tổn thương lòng tự trọng;Giảm khả năng làm việc;Cảm thấy bản thân không có giá trị;Nhạy cảm;Sự khác biệt lớn nhất giữa trầm cảm vừa và trầm cảm nhẹ là các triệu chứng của bệnh đủ nghiêm trọng để gây ra một số vấn đề trong công việc, khả năng chăm sóc cho gia đình và giao tiếp xã hội. Cũng vì vậy, trầm cảm vừa dễ chẩn đoán hơn. Khi được xác định mắc trầm cảm giai đoạn 2, bệnh nhân được chỉ định sử dụng liệu pháp tâm lý hoặc thuốc chống trầm cảm.
2.3 Trầm cảm giai đoạn muộn, nặng, không kèm theo loạn thần
Trầm cảm có mấy giai đoạn, giai đoạn nào có nhiều ảnh hưởng nguy hiểm? Đó là giai đoạn trầm cảm nặng không kèm theo loạn thần. Trầm cảm nặng có các triệu chứng nghiêm trọng và đáng chú ý, thậm chí người thân cũng có thể phát hiện ra. Người bệnh thường có biểu hiện:
Buồn bã kéo dài;Dễ kích động hoặc chậm chạp;Luôn mất tự tin;Cảm thấy bản thân vô dụng hoặc thấy có lỗi;Tự làm tổn thương chính bản thân mình hoặc những người xung quanh;Triệu chứng cơ thể cũng xuất hiện thường xuyên ở giai đoạn trầm cảm này. Người bệnh thường có 3 triệu chứng điển hình của giai đoạn nhẹ hoặc vừa, cộng thêm tối thiểu 4 triệu chứng nặng khác. Thời gian có các triệu chứng thường kéo dài ít nhất 2 tuần, ít có khả năng hoạt động xã hội, nghề nghiệp, các công việc trong gia đình,...
2.4 Giai đoạn trầm cảm nặng có kèm theo loạn thần
Người bệnh trầm cảm có kèm theo những triệu chứng như hoang tưởng, xuất hiện ảo giác, ví dụ nghe thấy tiếng nói, âm thanh lạ hoặc tưởng tượng ra có tai họa sắp xảy ra,...
Trầm cảm nặng hoặc trầm cảm kèm theo loạn thần cần phải có sự can thiệp y tế càng sớm càng tốt. Khi có những biểu hiện loạn thần hoặc hành vi tự làm tổn thương bản thân, ý nghĩ tự sát, bệnh nhân cần được thăm khám bác sĩ chuyên khoa sức khỏe tâm thần ngay lập tức. Bác sĩ có thể sử dụng thuốc hoặc phối hợp với tâm lý trị liệu, sốc điện,... để giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nguy hiểm.
2.5 Các dạng trầm cảm khác
Trầm cảm có mấy giai đoạn? Ngoài những giai đoạn trên, người ta còn có một dạng trầm cảm là: Trầm cảm ẩn. Các triệu chứng không rõ ràng, có những triệu chứng cụt, khó chẩn đoán như căng thẳng, chán nản, lo buồn, thêm triệu chứng đau hoặc mệt mỏi dai dẳng có nguyên nhân thực tổn,...
Ngoài ra, nếu được điều trị trầm cảm, bệnh nhân còn có thể được phân loại vào một giai đoạn trầm cảm khác - giai đoạn lui bệnh. Lui bệnh hoàn toàn (tất cả các triệu chứng của bệnh đã hết) hoặc lui bệnh một phần (người bệnh còn vài triệu chứng nhưng không đủ để chẩn đoán đó là trầm cảm - thường dưới 4 triệu chứng).
Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi trầm cảm có mấy giai đoạn phát triển. Khi có biểu hiện trầm cảm, người bệnh nên chia sẻ tình trạng của mình với người thân hoặc bác sĩ để được giúp đỡ. Khi được chẩn đoán đúng, người bệnh sẽ được tiếp cận với các biện pháp điều trị giúp bản thân thoát khỏi chứng trầm cảm để trở lại với cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm sốHOTLINEhoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng My
Vinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Hầu hết mọi người đều trải nhiệm những cảm xúc đau đớn và buồn khổ sâu sắc ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Những cảm giác này thường biến mất trong vài ngày hoặc vài tuần, tùy thuộc vào hoàn cảnh. Tuy nhiên nếu nỗi buồn sâu sắc kéo dài hơn hai tuần và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của bạn, đó có thể là dấu hiệu của chứng trầm cảm.
Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nhận biết 09 loại trầm cảm khác nhau và cách chúng ảnh hưởng đến mọi người.
1. Trầm cảm điển hình (MDD)
Những người bị chứng trầm cảm điển hình (hay trầm cảm cổ điển hoặc trầm cảm đơn cực) trải qua các triệu chứng hầu hết mỗi ngày. Tình trạng này không nhất thiết xảy ra do môi trường và các tình huống xung quanh tác động. Bất kỳ ai cũng có thể mắc chứng trầm cảm điển hình.
Đây là một dạng trầm cảm nghiêm trọng, gây ra các triệu chứng như:
Tuyệt vọng, đau buồn.Khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều.Thiếu năng lượng và mệt mỏi.Chán ăn hoặc ăn quá nhiều.Đau nhức không rõ nguyên nhân.Mất hứng thú với các hoạt động từng cảm thấy thú vị trước đây.Thiếu tập trung, trí nhớ không tốt và không có khả năng đưa ra quyết định.Cảm giác vô dụng hoặc vô vọng.Lo lắng liên tục.Ý nghĩ về cái chết, tự làm hại bản thân hoặc tự tử.Các triệu chứng này có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng, thậm chí suốt cuộc đời của họ. Chứng trầm cảm điển hình có thể gây ra vấn đề trong các mối quan hệ và hoạt động hàng ngày của bạn.
Trong định nghĩa tâm lý học, “black dog” mang ý nghĩa depression – trầm cảm2. Trầm cảm mãn tính
Trầm cảm mãn tính là chứng trầm cảm kéo dài từ hai năm trở lên. Trầm cảm mãn tính có thể không gây ra những triệu chứng dữ dội như chứng trầm cảm điển hình, nhưng vẫn có thể gây căng thẳng các mối quan hệ và khiến các công việc hàng ngày trở nên khó khăn.
Một số triệu chứng trầm cảm mãn tính bao gồm:
Nỗi buồn sâu sắc hoặc tuyệt vọng.Lòng tự tôn thấp hoặc cảm giác thiếu thốn.Thiếu quan tâm đến những thứ bạn đã từng yêu thích.Thay đổi cảm giác thèm ăn.Thay đổi giờ giấc ngủ hoặc năng lượng thấp.Khó tập trung và trí nhớ kém.Khó hoạt động ở trường hoặc nơi làm việc.Không có khả năng cảm thấy niềm vui, ngay cả trong những dịp vui vẻ.Xa lánh xã hội.Mặc dù đây là một loại trầm cảm kéo dài, nhưng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng có thể thay đổi theo thời gian. Một số người có các giai đoạn trầm cảm điển hình trước hoặc trong khi họ bị rối loạn trầm cảm mãn tính. Đây được gọi là chứng trầm cảm kép.
Trầm cảm mãn tính kéo dài nhiều năm, vì vậy những người mắc loại trầm cảm này có thể bắt đầu cảm thấy như các triệu chứng của họ chỉ là một phần trong cuộc sống bình thường.
3. Rối loạn Xúc động Lưỡng cực, hoặc rối loạn lưỡng cực
Rối loạn xúc động lưỡng cực (hay trầm cảm hưng cảm) bao gồm các giai đoạn hưng cảm, khi bạn cảm thấy rất hạnh phúc, xen kẽ với các giai đoạn trầm cảm. Chứng trầm cảm hưng cảm là tên gọi cũ cho chứng rối loạn lưỡng cực.
Để được chẩn đoán là mắc chứng rối loạn lưỡng cực, bạn phải trải qua một giai đoạn hưng cảm kéo dài trong bảy ngày, hoặc ít hơn nếu bạn phải nhập viện. Bạn có thể trải qua giai đoạn trầm cảm trước hoặc sau giai đoạn hưng cảm.
Các giai đoạn trầm cảm có các triệu chứng giống như chứng trầm cảm điển hình, bao gồm:
Cảm giác buồn bã hoặc trống rỗng.Thiếu năng lượng.Mệt mỏi.Các vấn đề về giấc ngủ.Khó tập trung.Không có năng lượng.Mất hứng thú với các hoạt động cảm thấy thú vị trước đây.Ý nghĩ tự tử.Xem thêm: Nghề Phù Hợp Cho Người Trầm Tính Nên Học Ngành Gì, Người Trầm Tính Nên Làm Nghề Gì
Các dấu hiệu của giai đoạn hưng cảm bao gồm:
Năng lượng cao.Ngủ ít.Cáu gắt.Suy nghĩ “lớn”.Tăng lòng tự tôn và sự tự tin.Hành vi bất thường, liều lĩnh và tự hủy hoại bản thân.Cảm thấy phấn chấn.Trong những trường hợp nghiêm trọng, các cơn hưng cảm có thể bao gồm ảo giác và ảo tưởng. Bạn cũng có thể có các giai đoạn hỗn hợp, trong đó bạn có các triệu chứng của cả hưng cảm và trầm cảm.
4. Rối loạn tâm thần trầm cảm
Một số người bị chứng trầm cảm điển hình cũng có thể trải qua giai đoạn mất liên hệ với thực tế. Đây được gọi là rối loạn tâm thần, gây ra ảo giác và ảo tưởng. Một người trải qua trầm cảm cùng với rối loạn tâm thần về mặt lâm sàng được gọi là rối loạn trầm cảm nặng với các biểu hiện loạn thần. Tuy nhiên, một số chuyên gia vẫn gọi hiện tượng này là rối loạn tâm thần trầm cảm.
Khi gặp ảo giác, bạn có thể nhìn, nghe, ngửi, nếm hoặc cảm nhận những thứ không có thực. Ví dụ như nghe thấy giọng nói hoặc nhìn thấy những người không có thật. Ảo tưởng là một niềm tin rõ ràng là sai hoặc không hề hợp lý. Nhưng đối với một người bị rối loạn tâm thần, tất cả những điều này đều rất thực tế và đúng sự thật.
Trầm cảm đi cùng rối loạn tâm thần cũng có thể gây ra các triệu chứng về thể chất, bao gồm cả vấn đề không thể ngồi yên hoặc cử động thể chất chậm lại.
5. Trầm cảm chu sinh
Chứng trầm cảm chu sinh xảy ra trong thời kỳ mang thai hoặc trong vòng bốn tuần sau khi sinh. Những thay đổi về nội tiết tố xảy ra trong quá trình mang thai và sinh nở có thể kích hoạt những thay đổi trong não dẫn đến thay đổi tâm trạng.
Các dấu hiệu của bệnh trầm cảm chu sinh có thể nghiêm trọng như những triệu chứng của chứng trầm cảm điển hình bao gồm:
Sầu nảo.Lo ngại.Tức giận hoặc thịnh nộ.Kiệt sức.Lo lắng tột độ về sức khỏe và sự an toàn của em bé.Khó khăn trong việc chăm sóc bản thân hoặc em bé mới chào đời.Ý nghĩ tự làm hại bản thân hoặc làm hại em bé.Trầm cảm chu sinh có thể xảy ra với bất kỳ người phụ nữ nào mang thai, tuy nhiên những phụ nữ không được hỗ trợ hoặc đã từng bị trầm cảm trước đây có nhiều nguy cơ bị chứng trầm cảm chu sinh hơn.
6. Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD)
Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD) là một dạng nghiêm trọng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Trong khi các triệu chứng PMS có thể là cả thể chất và tâm lý, các triệu chứng PMDD có xu hướng chủ yếu là tâm lý.
Những triệu chứng tâm lý này nghiêm trọng hơn những triệu chứng liên quan đến PMS. Ví dụ, một số phụ nữ có thể cảm thấy xúc động hơn trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt. Nhưng người bị PMDD có thể trải qua một mức độ trầm cảm và buồn bã cản trở các hoạt động hàng ngày.
Các triệu chứng khác có thể có của PMDD bao gồm:
Chuột rút, đầy hơi và căng tức vú.Đau đầu.Đau khớp và cơ.Buồn bã và tuyệt vọng.Cáu kỉnh và tức giận.Tâm trạng thất thường.Thèm ăn hoặc ăn uống vô độ.Hoảng sợ hoặc lo lắng.Thiếu năng lượng.Khó tập trung.Các vấn đề về giấc ngủ.Tương tự như chứng trầm cảm chu sinh, PMDD được cho là có liên quan đến những thay đổi nội tiết tố. Các triệu chứng của nó thường bắt đầu ngay sau khi rụng trứng và bắt đầu giảm bớt khi bạn có kinh.
Một số phụ nữ coi PMDD chỉ là một trường hợp xấu của PMS, nhưng PMDD có thể trở nên rất nghiêm trọng và bao gồm ý nghĩ tự tử.
7. Trầm cảm theo mùa (Seasonal depression)
Trầm cảm theo mùa (còn được gọi là rối loạn cảm xúc theo mùa) là chứng trầm cảm liên quan đến các mùa nhất định. Đối với hầu hết mọi người, nó có xu hướng xảy ra trong những tháng mùa đông. Các triệu chứng thường bắt đầu vào mùa thu, khi ban ngày trở nên ngắn hơn và kéo dài qua mùa đông.
Các triệu chứng của bệnh trầm cảm theo mùa bao gồm:
Xa lánh xã hội.Tăng nhu cầu ngủ.Tăng cân.Cảm giác buồn bã, vô vọng hoặc không có giá trị mỗi ngày.Chứng trầm cảm theo mùa thường trở nên tồi tệ hơn khi thay đổi mùa và có thể dẫn đến ý định tự tử. Sau mùa xuân, các triệu chứng có xu hướng cải thiện. Điều này có thể liên quan đến những thay đổi trong nhịp điệu cơ thể của bạn để đáp ứng với sự gia tăng của ánh sáng tự nhiên.
8. Trầm cảm tồn tại (Situational depression)
Chứng trầm cảm tồn tại, được gọi là rối loạn điều chỉnh trong các hành vi với tâm trạng chán nản, giống như trầm cảm điển hình ở nhiều khía cạnh.
Tuy nhiên chứng trầm cảm này được tạo ra bởi các sự kiện hoặc tình huống cụ thể, chẳng hạn như:
Cái chết của một người thân yêu.Một căn bệnh nghiêm trọng hoặc sự kiện đe dọa tính mạng.Giải quyết vấn đề ly hôn hoặc quyền nuôi con.Đang ở trong các mối quan hệ lạm dụng tình cảm hoặc thể chất.Thất nghiệp hoặc gặp khó khăn nghiêm trọng về tài chính.Đối mặt với nhiều rắc rối pháp lý.Tất nhiên, cảm thấy buồn và lo lắng trong những sự kiện như thế là điều bình thường. Trầm cảm do hoàn cảnh xảy ra khi những cảm giác này bắt đầu không tương xứng với sự kiện gây ra và cản trở cuộc sống hàng ngày của bạn.
Các triệu chứng trầm cảm tồn tại do hoàn cảnh có xu hướng bắt đầu trong vòng ba tháng kể từ khi sự kiện đó xảy ra, bao gồm:
Khóc thường xuyên.Buồn bã và sự tuyệt vọng.Lo lắng.Thay đổi cảm giác thèm ăn.Khó ngủ.Nhức mỏi người.Thiếu năng lượng và mệt mỏi.Không có khả năng tập trung.Xa lánh xã hội.9. Trầm cảm không điển hình (Atypical depression)
Bác sĩ có thể coi trầm cảm không điển hình là “rối loạn trầm cảm điển hình với các đặc điểm bất thường”, vì chứng trầm cảm này tạm thời biến mất khi gặp các sự kiện tích cực.
Tuy nhiên, chứng trầm cảm không điển hình không phải là bất thường hoặc hiếm gặp. Điều đó cũng không có nghĩa là nó ít nghiêm trọng hay nghiêm trọng hơn hơn các loại trầm cảm khác.
Bị trầm cảm không điển hình có thể đặc biệt khó khăn vì không phải lúc nào bạn cũng “có vẻ” trầm cảm với người khác (hoặc chính bạn). Nó có thể xảy ra trong giai đoạn trầm cảm điển hình hoặc chứng trầm cảm dai dẳng.
Các triệu chứng trầm cảm không điển hình có thể bao gồm:
Tăng cảm giác thèm ăn và tăng cân.Rối loạn tiêu hóa.Tự ti về cơ thể.Ngủ nhiều hơn bình thường.Mất ngủ.Nặng ở tay hoặc chân kéo dài một giờ hoặc hơn một ngày.Cảm giác bị từ chối và nhạy cảm với những lời chỉ trích.Cảm thấy đau nhức.Chuyên gia tâm lý và Trung tâm tư vấn uy tín điều trị trầm cảm
Các loại trầm cảm ở trên đều có thể được điều trị. Nếu bạn có những nghi ngờ về việc mắc chứng trầm cảm hoặc đã từng bị trầm cảm trước đây, hãy trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để có phương hướng xử lý phù hợp tình trạng cá nhân.
Bài viết được tham khảo từ các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước cùng tham vấn y khoa từ Bác sĩ Trần Bảo Ngọc..