Phân biệt dầu, tinh dầu và hương liệu là gì, phân loại và ứng dụng

-

Hương liệu thực phẩm đóng một vai trò hết sức quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm. Ngành công nghiệp hương liệu thực phẩm đang phát triển mạnh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, từ góc nhìn của người tiêu dùng, hiện vẫn đang có nhiều ý kiến trái chiều về ảnh hưởng của hương liệu thực phẩm. Hãy cũng Hương liệu Việt Hương tìm hiểu chi tiết hơn hương liệu thực phẩm là gì và công dụng trong bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Hương liệu là gì

1. Hương Liệu Thực Phẩm Là Gì?

Hương liệu thực phẩm là các chất (phụ gia) được bổ sung vào thực phẩm với mục đích điều chỉnh hay tác động đến hương vị của thực phẩm. Một số sản phẩm thường sử dụng hương liệu như: nước giải khát, sữa, kem, bánh, kẹo, snack, cà phê, mì ăn liền, các loại gia vị…

Nhờ hương liệu thực phẩm, ngành công nghiệp thực phẩm đã có bước phát triển vượt bậc, đặc biệt là các dòng sản phẩm nước giải khát, bánh kẹo, đồ ăn nhanh hay đồ ăn vặt. Nhà sản xuất dễ dàng điều chỉnh giúp sản phẩm có hương vị hấp dẫn hơn, phù hợp với đa dạng đối tượng khách hàng.

*

2. Phân Loại Hương Liệu Thực Phẩm

Có nhiều cách phân loại hương liệu thực phẩm khác nhau tùy thuộc theo tiêu chí phân loại: nguồn gốc hương liệu, hình dạng vật lý hay mục đích sử dụng.

Theo nguồn gốc, hương liệu được phân loại thành: hương liệu có nguồn gốc từ nhiên (hương liệu tự nhiên) và hương liệu tổng hợp. Trong đó, hương liệu tự nhiên được chiết xuất từ các sản phẩm thực vật, động vật thiên nhiên. Hương liệu tổng hợp được kết hợp giữa hương liệu tự nhiên và các chất hóa học, hoặc tổng hợp 100% từ các chất hóa học.Để đảm bảo an toàn, các chất này cần phải được kiểm tra và nằm trong danh sách được phép sử dụng công bố bởi cục ATTP.

Theo hình dạng vật lý, hương liệu có thể phân loại: hương liệu dạng bột và hương liệu dạng lỏng.

Theo mục đích sử dụng, hương liệu được phân loại thành: hương liệu cho nước giải khát, hương liêu cho sản phẩm Bơ Sữa & Kem, hương liệu cho cà phê….

*

3. Những Lưu ý khi sử dụng hương liệu thực phẩm

Trên thực tế, không phải tất cả hương liệu thực phẩm đều an toàn, các nhà sản xuất cần lưu ý khi lựa chọn và sử dụng hương liệu thực phẩm để đảm bảo hiệu quả cũng như an toàn thực phẩm cho người sử dụng:

Thời hạn sử dụng của hương liệu thông thường là 1 năm. Trong trường hợp hương liệu đã quá 1 năm, không có nghĩa hương liệu đó không thể sử dụng. Tuy nhiên, nhà sản xuất cần liên hệ công ty hương liệu để kiểm định lại chất lượng của hương liệu trước khi sử dụng.Hương liệu cần đảm bảo yếu tố an toàn thực phẩm và nằm trong danh sách được phép sử dụng công bố bởi cục ATTP.Lựa chọn công ty hương liệu uy tín. Việc lựa chọn công ty hương liệu uy tín và năng lực sản xuất mạnh là cực kỳ cần thiết. Với một công ty hương liệu tốt, khách hàng có thể yên tâm và dễ dàng kiểm tra nguồn gốc xuất xứ và các giấy tờ kiểm định chất lượng của hương liệu.

Hương liệu Việt Hương tự hào là một trong những công ty hương liệu hàng đầu Việt Nam. Với 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hương liệu, chúng tôi sở hữu kho tàng hương liệu đa dạng và chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế. Quý khách hàng có nhu cầu về nguồn cung cấp hương liệu thực phẩm, hương liệu mỹ phẩm vui lòng liên hệ.—Công ty Cổ phần Hương liệu Việt HươngTel: (028)3 551 2778Trụ sở chính: Số 3 Đường Nguyễn Huy Tưởng, Phường 6, Quận Bình Thạnh, Thành Phố Hồ Chí Minh
Nhà máy: Lô T-1, Đường Trung Tâm, Khu Công Nghiệp Long Hậu Mở Rộng, Xã Long Hậu, Huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An

Đã bao giờ bạn từng thắc mắc về sự khác nhau giữa 3 khái niệm dầu nền, tinh dầu và hương liệu hay chưa? Ngay cả Dược sĩ Cỏ cũng đôi lúc bối rối khi phân biệt. Bởi đây là những “nhân vật” quen thuộc thường xuyên xuất hiện bên cạnh chúng ta, từ thức ăn đến mỹ phẩm rồi các sản phẩm thiết yếu sử dụng hàng ngày. Đôi khi chúng cũng khiến ta phân vân hay nhầm lẫn. Bài viết này của Cỏ sẽ giúp bạn hiểu rõ 3 loại hợp chất này và sử dụng sao cho đúng nhé.

*

Nhân vật đầu tiên: Dầu

Nhân vật đầu tiên là Dầu – hay dầu nền, dầu thực vật:Là CHẤT BÉO được chiết xuất từ thực vật, chủ yếu là các bộ phận giàu dinh dưỡng của cây như Hạt, Quả.

Dầu nền (tiếng Anh là carrier oil/ base oil) thường được chiết xuất từ các thành phần giàu CHẤT BÉO như quả, hạt bằng các phương pháp khá đơn giản như: ép nghiền, chiết nóng, ép lạnh…Ví dụ: Dầu dừa ép từ cùi dừa, dầu hạnh nhân ép từ hạt hạnh nhân, dầu oliu chiết từ quả oliu… Lượng chất béo trong các bộ phận này cũng dồi dào dễ khai thác nên dầu thực vật có giá thành rẻ và dễ mua được ở nhiều nơi.

Dầu thực vật chứa nhiều chất dinh dưỡng và các loại vitamin, khoáng chất nên đã được con người sử dụng làm thực phẩm cũng như mỹ phẩm thiên nhiên từ xa xưa để chăm sóc cơ thể. Một số loại có mùi thơm nhẹ, còn lại thì không. Đa số chúng có thể ăn uống được, có thể dùng nguyên chất trên da mà không gây kích ứng.

Tác dụng chính của dầu thực vật là dùng trong nấu ăn, cung cấp dinh dưỡng. Ngoài ra còn có công dụng làm đẹp da, đẹp tóc và ngày càng được sửdụng nhiều trong mỹ phẩm. Dầu nền không bay hơi, khi để ngoài môi trường có thể bị oxi hóa, bị ôi thiu và có hiện tượng trở mùi khét vì có chứa chất béo. Dầu thường ở dạng sánh, màu vàng nhạt đến đậm, có thể được đựng trong chai nhựa.

*

Nhân vật thứ 2: Tinh dầu

Nhân vật thứ 2 là tinh dầu: tuy cũng được chiết xuất từ Thực vật nhưngtinh dầu và dầu nền có rất nhiều điểm khác biệt mà nếu không hiểu rõ người dùng có thể gặp tổn thất thậm chí nguy hại.

Tinh dầu được ví như những viên đá quý của thiên nhiên – là thành phần tinh túy nhất của cây. Tinh dầu (tiếng Anh là Essential oil) được chiết xuất từ các thành phần có MÙI THƠM và KHÔNG BÉO của thực vật như hoa, vỏ, rễ, thân, lá… Vd: Tinh dầu hoa hồng chiết từ cánh hoa, tinh dầu quế chiết từ vỏ thân cây, tinh dầu bưởi chiết từ vỏ quả, tinh dầu khuynh diệp chiết từ lá cây… Để sản xuất tinh dầu cần những thiết bị chuyên dụng để chưng cất tinh dầu và phân tách tinh dầu ra khỏi các tạp chất khác trong cây.

Xem thêm: Trầm hương rục - vòng tay trầm hương tụ nhiên rục philips

Muốn có 1kg tinh dầu cần tới 5 tấn cánh hoa hồng, hoặc 3000 quả chanh to. Hàm lượng tinh dầu trong nguyên liệu thường ít, sản xuất tách chiết phức tạp nên giá thành rất cao. Tinh dầu nguyên chất có mùi mạnh, thường trong suốt, màu trắng hoặc vàng, nhẹ và ít nhờn dính hơn dầu nền và dễ bay hơi. Bao bì phải là chai thủy tinh có nắp nhựa cứng hoặc chai nhôm chuyên dụng, vì nếu để trong chai nhựa tinh dầu có khả năng hòa tan với các thành phần trong nhựa làm biến chất gây nguy hại cho người sử dụng.

Các thành phần hóa học của một loại tinh dầu có thể thay đổi theo mùa, khí hậu và điều kiện phát triển, có nghĩa là hương thơm tinh dầu khác nhau một chút giữa các lô thu hoạch khác nhau. Tinh dầu không bị oxi hóa, không bị ôi thiu hay trở mùi, chúng còn có tính kháng khuẩn. Vì vậy nó có thể tự bảo quản và còn trở thành chất bảo quản tự nhiên cho một số loại kem, dầu, mỹ phẩm để tăng tuổi thọ cho sản phẩm. Sự khác biệt đáng kể của tinh dầu và hương liệu đó chính là mục đích sử dụng. Tinh dầu nguyên chất được sử dụng trong liệu pháp tinh dầu – Aroma Therapy – hay còn gọi là phương pháp điều trị bằng tinh dầu với mục đích nâng cao sức khỏe thể chất, tình cảm và tinh thần: ngừa đau, kháng viêm, kháng khuẩn, chống mệt mỏi, chống mất ngủ, vấn đề về da như nám mụn…

Tinh dầu đi vào cơ thể qua da khi bôi kem, massage, hoặc tắm, qua hệ tiêu hoá (uống) hoặc qua hệ thống hô hấp (thông qua một máy khuếch tán hoặc xông hơi). Tuy nhiên trừ mục đích tạo hương thơm bên ngoài, không bao giờ nên dùng tinh dầu nguyên chất mà cần pha loãng tinh dầu với dầu nền vì tinh dầu có nồng độ rất cao rất dễ kích ứng làm tổn thương da, bỏng rát hoặc mẩn đỏ. Phần lớn tinh dầu rất dễ bay hơi và mùi thơm của nó cũng có xu hướng phai nhanh hơn các loại hương liệu. Nếu tinh dầu có giá rẻ, nó rất có thể đã bị pha trộn, một thực tế phổ biến là một số nhà cung cấp muốn thu lợi nhuận cao hơn thường cung cấp một sản phẩm “giả”: như hoà loãng tinh dầu với dầu nền hoặc trộn tinh dầu với hương liệu hoá học.

> Tham khảo ngay các loại tinh dầu thảo mộc, hương thơm tinh tế độc đáo tại nhà Cỏ

Và nhân vật thứ 3: Hương liệu là gì?

Hương liệu (fragrance oils, aromatic oils, perfume oils) là một sản phẩm tổng hợp công nghiệp từ hoá học mô tả hương thơm giống như tinh dầu trong thiên nhiên. Khi một hoạt chất được tổng hợp công nghiệp sẽ giúp cho nó có giá thành rẻ hơn và thuận tiện hơn (vì không cần đợi trồng trọt, thu hái, phụ thuộc thời tiết) nhưng cũng mang lại nhiều nhược điểm như làm tăng các hoá chất nguy hiểm gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ví dụ: Hương liệu hóa học có thể gây kích ứng, nổi mẩn, lão hóa da, dùng kéo dài có thể gây ảnh hưởng cho hệ thần kinh trung ương hay gây rối loạn nội tiết.

*

Hiện tại, trên thị trường chỉ có khoảng 150 tinh dầu các loại trong khi đó có đến 500 loại hương liệu tạo mùi. Số loại tinh dầu tuy ít, nhưng những hợp chất chứa trong nó thì rất nhiều. Mỗi loại tinh dầu thường chứa khoảng 50 – 500 hợp chất tự nhiên khác nhau có tác dụng tổng hoà. Trong khi đó, hương liệu phần lớn được tổng hợp để “bắt chước” mùi hương của các sản phẩm thiên nhiên hoặc tạo ra một cảm giác, ví dụ: hương liệu tạo mùi hương cà phê. Do hương liệu chỉ chứa những hoạt chất chính để tạo mùi nên số lượng các hợp chất trong hương liệu chắc chắn sẽ ít hơn trong tinh dầu. Tinh dầu nguyên chất chứa “tinh chất” của cây trồng và có nhiều thành phần mà khoa học hiện nay chưa thể xác định và bào chế được. Các thành phần này, tồn tại trong một tổng thể và tạo nên sự riêng biệt độc đáo cho mỗi loại tinh dầu. Các loại hương liệu không thể được chiết xuất ở dạng tinh dầu bao gồm chuối, dâu tây, dưa hấu, táo….được dùng phổ biến trong công nghiệp thực phẩm, nước hoa, mỹ phẩm. Các loại hương liệu không có tác dụng trị liệu và không được khuyến cáo cho mục đích điều trị. Giá thành của hương liệu hoá học rất rẻ so với tinh dầu. Ngoài hương thơm chúng không có tác dụng gì khác.

Bảng tổng hợp Đặc tính phân biệt Dầu – tinh dầu – Hương liệu

DầuTinh dầuHương liệu
Nguồn gốcNhân hạt, hạt, quảLá, hoa, vỏ quả, vỏ thân cây, rễ….Hóa chất
Cách điều chếÉp lạnh, đun chảyChưng cấtTổng hợp hóa học
Hình thứcDạng sánh, nhờn từ không màu đến vàng sẫm.Dạng lỏng, trong suốt, ít nhờn.Dạng lỏng hoặc bột, màu săc đa dạng.
Hương thơm: đa số mùi nhẹ hoặc không thơm.Có mùi thơm đặc trưng cho mỗi loại thực vật.Hương thơm: có mùi thơm mô phỏng theo các loại hương thơm tự nhiên.
Khả năng bay hơiKhông bay hơiDễ bay hơi. Hương thơm khuyếch tán nhanh nhưng phai nhanh.Hương thơm lưu lại lâu hơn.